Công ty TNHH TM & DV Tăng Minh Phát

Ứng dụng

Giải pháp giám sát độ bền sản phẩm cho các nhà máy

Giải pháp giám sát độ bền sản phẩm cho các nhà máy

1. Sản xuất sản phẩm tại các nhà máy

Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này là trọng tâm của cái gọi là sản xuất và là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong sản xuất và điều hành, những người mà chúng ta sẽ gọi là nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất.

Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.

Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: Sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2; sản xuất bậc 3.

- Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thuỷ) : Là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, có ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản , đánh bắt hải sản, trồng trọt...

- Sản xuất bậc 2 (ngành chế biến): Là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa.

- Sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục...

Đặc điểm của sản xuất hiện đại:

- Sản xuất phải có kế hoạch hợp lý khoa học, kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo, thiết bị hiện đại

- Ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm

- Ngày càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp

- Mối quan tâm chung về kiểm soát chi phí

- Tập trung và chuyên môn hóa

- Những nhà máy lớn, cũ, là trở ngại cho sự cải tiến

- Ứng dụng ý tưởng cơ khí hóa và tự động hóa

- Ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học

- Mô phỏng toán học để hỗ trợ cho việc ra quyết định

2. Vai trò của việc giám sát chất lượng sản phẩm

Trong sản xuất, quản lý chất lượng là quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu của họ.Sản phẩm bị lỗi không chỉ ảnh hưởng đến tiếng tăm của công ty mà còn có thể gây nguy hiểm cho khách hàng. Đơn cử như trường hợp "siêu phẩm" Galaxy Note7 của Samsung ra mắt năm 2016 bị cho là bị phát nổ khi đang cắm sạc. Đây thực sự là một đòn giáng mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp kết đến quả kinh doanh của hãng này.
Tuy nhiên, các vụ bê bối như thế này hoàn toàn có thể được ngăn chặn thông qua quá trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và hiệu quả trong sản xuất. Các phương pháp kiểm soát chất lượng phổ biến nhất phải kể đến:

  • Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC) là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu chính xác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động.
  • Six Sigma hay 6 Sigma sử dụng năm nguyên tắc chính để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không bị lỗi sản phẩm.

Việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà chính bản thân doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng những lợi ích như:

  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng.
  • Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên.
  • Được giới thiệu nguồn khách hàng mới.
  • Duy trì và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Giảm rủi ro trách nhiệm pháp lý.
  • Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp.

3. Giải pháp giám sát sản phẩm độ bền sản phẩm cho các nhà máy

Sử dụng hệ thống giám sát tự động

Sử dụng máy đo lực đo độ bền sản phẩm