Công ty TNHH TM & DV Tăng Minh Phát

Ứng dụng

Giải pháp giám sát trọng lượng cho các nhà máy

Giải pháp giám sát trọng lượng cho các nhà máy

1. Các chỉ tiêu trọng lượng thường giám sát trong nhà máy

Trọng lượng thép

Trong số các vật liệu dùng trong xây dựng thì thép là vật liệu rất quan trọng. Bạn có thể bắt gặp thép ở khắp mọi nơi, trong tất cả các công trình lớn nhỏ từ những toà nhà cao tầng cho đến các đồ dùng nhỏ hơn như chiếc bàn, bút, ghế…

Hiện nay, thép được sản xuất trên thế giới bằng hai phương pháp chính là sản xuất qua lò cơ bản và sản xuất bằng lò hồ quang điện.

Đối với quá trình luyện bằng lò oxy cơ bản thì quặng sắt, than, thép phế liệu sẽ được dùng. Nếu sản xuất bằng lò quang điện thì vật liệu chủ yếu là thép phế liệu.

Tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng của thép mà nhà sản xuất sẽ điều chỉnh lượng nguyên liệu đầu vào sau cho phù hợp.

Trên thế giới hiệu có hơn 3.500 loại thép khác nhau. Mỗi loại lại có tính chất hoá học và vật lý hoàn toàn khác biệt. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì còn phụ thuộc vào nhiều ngành nghề khác nhau. Từng loại thép có tính ứng dụng riêng.

Trọng lượng xi măng

Xi măng là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp: ciment, là chất kết dính quan trọng  nhất trong việc trộn bê tông. Nó được xếp vào loại kết dính thủy lực, khi tiếp xúc với nước tạo ra phản ứng thủy hóa và chuyển thành dạng hồ (hay còn gọi là hồ xi măng). Kết hợp với cát, đá, nước… sau một thời gian ngắn, nó sẽ đông cứng như đá, chịu đựng tốt những tác động bên ngoài như thời tiết, mài mòn, chấn động.

Bởi tác dụng liên kết các cốt liệu để tạo ra bê tông trong xây dựng, xi măng mang một tầm quan trọng vô cùng to lớn. Sự mạnh mẽ, chắc chắn của liên kết sẽ quy định sự bền vững của công trình. Đó là lý do, nhắc tới bê tông, người ta nghĩ tới xi măng và ngược lại. Điều này được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng: xi măng là thành phần cấu thành lên bê tông nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc tạo ra tính đàn hồi, tính bền vững cho bê tông và cả công trình.

Trọng lượng nguyên liệu

Quản lý nguyên vật liệu là hành động kiếm soát lượng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Quá trình ấy sẽ bao gồm từ việc giám sát mua các nguyên vật liệu sản xuất, lên kế hoạch và kiểm soát quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác quản lý kho và phân phối thành phẩm.

2. Hệ thống cân giám sát trọng lượng cho các nhà máy

2.1. Cân bồn cân si lô

Cân bồn cân si lô là một hệ thống sử dụng cảm biến tải trọng lớn kết hợp với bộ khung chắc chắn để đo khối lượng của vật liệu trong bồn hoặc si lô.

Các cân silo, cân bồn giúp việc quản lý hàng tồn kho trong các bồn chứa chính xác nhất. Đa phần các nguyên liệu như chất lỏng, khí hoá lỏng, bột cám, bột thô, đều dùng cân silo để quản lý.

2.2. Giới thiệu Cân băng tải

Cân băng tải định lượng là một hệ thống băng tải kết hợp với cân điện tử. Nó có thể cân định lượng khối lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm ngay trên hệ thống băng truyền cấp liệu. Điều này giúp cho quá trình hoạt sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, đảm bảo được khối lượng thành phần nguyên liệu cho sản phẩm là đạt chuẩn. Từ đó giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra tốt nhất, đạt tiêu chuẩn cao và mang lại nhiều giá trị hơn.